Thao tác trên các ứng dụng Microsoft và làm việc ở trạng thái Offline chỉ đúng so với nhiều năm về trước. Với thời đại công nghệ phát triển chóng mặt như hiện nay, nó không còn đúng, đủ và phù hợp cho sự năng động và thuận tiện trong quá trình làm việc nữa. Nếu như lúc xưa các bảng báo cáo và thống kê các chỉ số trên file Excel thì bây giờ bạn có thể tạo chúng trên các ứng dụng trực tuyến trên Google.
Muốn làm Digital Marketing tốt, ta phải học cách phân tích dữ liệu
Các ứng dụng hoạt động mạnh mẽ và nhiều người có thể thao tác cùng lúc mà không có bất kì trở ngại nào. Ngoài ra, những trang này còn hỗ trợ bạn vô số chức năng tiện ích khác mà Microsoft không thể mang đến. Nếu như bạn chưa biết đến ứng dụng Google Sheet hay Google Data Studio cũng như cách sử dụng chúng thì bài viết này là dành cho bạn. Đừng bỏ lỡ nhé!
- Google Sheet
Đây là một ứng dụng nằm trong một loạt những công cụ hữu ích mà Google cung cấp cho người dùng hiện nay. Ngoài Google Docs, Google Drive thì Google Sheet được nhiều người sử dụng để nhập liệu và phân tích báo cáo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về Google Sheet
- Giới thiệu sơ lược về Google Sheet
Nhiều người thường có quan điểm cho rằng Google Sheet giống như Excel và đây là điều hoàn toàn sai lầm. Google Sheets miễn phí và dễ sử dụng hơn rất nhiều so với Microsoft Excel. Ngoài ra có nhiều tính năng khác mà chỉ có Google Sheets làm tốt. Chúng ta sẽ cùng xem những tính năng nào của Google Sheets khiến nó xứng đáng để bạn sử dụng.
- Lợi ích của việc sử dụng Google Sheet
- Form thao tác nhập liệu dễ dàng
- Kết nối nhiều bảng tính với nhau
- Các tính năng hữu ích khác trên Google Sheets
- Sử dụng hiệu quả cho việc cộng tác
- Hướng dẫn tạo báo cáo với Google Sheet
Bạn vào Google Sheet thông qua việc truy cập drive.google.com
Nếu đã có dữ liệu có sẵn, bạn chỉ cần tải lên hoặc nếu chưa bạn sẽ trực tiếp nhập liệu.
Sau đây là một số tính năng bạn có thể làm trên Google Sheet.
- Cách tạo bảng Pivot
Chọn các ô có dữ liệu nguồn mà bạn muốn sử dụng trong bảng tính của mình. Lưu ý: Mỗi cột sẽ cần một tiêu đề. Trên menu bạn nhấp vào Bảng dữ liệu -> Bảng Pivot. Trong bảng điều khiển bên cạnh, bạn sẽ phải thêm các giá trị vào hàng và cột.
- Cách loại bỏ trùng lặp
-Chọn ô mà bạn muốn xóa thông tin trùng lặp.
-Sau đó bạn nhập hàm = UNIITE (
-Chọn các ô bạn muốn lấy dữ liệu
-Đóng dấu ngoặc đơn. Hàm của bạn sẽ trông giống như thế này: = UNIQUE (A: A)
- Cách tạo đồ thị
-Bạn cần chọn các ô muốn đưa vào biểu đồ sau đó gắn nhãn cho biểu đồ cho nó
-Nhấp vào “Chèn”-> “Biểu đồ”.
-Trong bảng điều khiển bên cạnh, bạn nhấp vào “Dữ liệu”-> “Loại biểu đồ”-> chọn biểu đồ.
-Để chỉnh sửa biểu đồ, bạn nhấp vào “Tùy chỉnh”.
- Tùy chỉnh đóng băng hàng hay cột trên Google Sheets:
Trong một số báo cáo, có một số hàng và cột cần cố định để chúng ta thuận tiện theo dõi. Trên Google Sheet bạn có thể dễ dàng làm điều đó bằng cách đóng băng nó lại
Tại thanh menu của Google Sheets, chúng ta nhấn chọn vào tab View và chọn Freeze. Sau đó bạn chọn cột hoặc hàng đóng băng và tính từ hàng 1 cột 1.
- Cách lọc dữ liệu
Nếu bạn muốn xem dữ liệu trong một cột phù hợp với tiêu chí nhất định? Bạn có thể sử dụng bộ lọc. Bộ lọc này cho phép bạn chọn một tiêu chí và cách tiêu chí đó áp dụng cho dữ liệu của mình. Ví dụ: bạn có thể lọc cột ‘Lượt truy cập trang web’ của mình để hiển thị tất cả các giá trị lớn hơn 1000 hoặc lọc trang tính của bạn cho tất cả các ô có từ theo yêu cầu.
Để thiết lập bộ lọc, bạn vào Tab Data chọn biểu tượng bộ lọc rồi sau đó chọn lọc theo điều kiện, giá trị hoặc thứ tự alpha. Trang tính sẽ chỉ hiển thị dữ liệu đáp ứng các tiêu chí của bạn.
- Google Data Studio
- Giới thiệu sơ lược về Google Data Studio:
Khác với báo cáo làm bằng những công cụ khác trông có vẻ thiếu chuyên nghiệp thì Google nay đã cung cấp một cung cấp giúp bạn tạo ra những báo cáo rõ ràng và thu hút người xem cực kì đơn giản. Google DataStudio đã và đang là công cụ rất được ưa chuộng tại thị trường nước ngoài. Nếu muốn thể hiện sự chuyên nghiệp từ đống dữ liệu khổng lồ của mình thì hãy tìm hiểu cách sử dụng Googla Data Studio để làm đẹp báo cáo của mình ngay dưới đây.
- Lợi ích của việc sử dụng Google Data Studio:
- Kết nối với dữ liệu của bạn
- Hiển thị dữ liệu đó rõ ràng và cụ thể nhất
- Chia sẻ báo cáo và cộng tác dễ dàng với các đồng nghiệp và khách hàng
- Hướng dẫn tạo báo cáo với Google Data Studio:
Đầu tiên bạn đăng nhập vào Google Data Studio
Phía bên cột tay trái, bạn sẽ thấy công cụ báo cáo và công cụ nguồn dữ liệu
- Báo cáo cho phép bạn tạo dữ liệu trực quan, đẹp mắt và dễ dàng tương tác.
- Nguồn dữ liệu là các thành phần có thể tái sử dụng hoặc để kết nối với báo cáo dữ liệu thuần của bạn.
Data Studio cần có một số báo cáo mẫu và nguồn dữ liệu để có thể bắt đầu và những gì bạn có thể làm với nó. Thế nên, trước khi tiến hành bạn cần kiểm tra chắc chắn về các số liệu
Khi bạn xem danh sách các báo cáo hoặc nguồn dữ liệu, bạn nên sử dụng menu ngữ cảnh để chia sẻ, đổi tên hoặc xóa đối tượng đã chọn
Ở góc bên phải. bạn sẽ thấy có các nút điều khiển
- Tìm kiếm báo cáo hoặc nguồn dữ liệu
- Sắp xếp danh sách bằng các tùy chọn khác nhau
- Cung cấp phản hồi cho Google
Bạn cần xem trình chào mừng vì nó hướng dẫn bạn phải làm như thế nào để tạo ra báo cáo tốt nhất. Sau khi xem xong, bạn nhấp vào biểu tượng ở góc trên cùng bên trái để trở về trang chủ
Để bắt đầu, bạn cần nhấp chuột vào công cụ báo cáo bên góc trái sau đó nhấp vào dấu cộng màu xanh lớn ở dưới cùng để mở trình soạn thảo báo cáo. Đây sẽ là nơi bạn sẽ xây dựng tất cả báo cáo và hãy tiến hành đặt tên nó.
Bạn cần kết nối dữ liệu của mình bằng cách thêm nguồn dữ liệu vào báo cáo. Bạn có thể chọn nguồn dữ liệu hiện có từ bộ nguồn dữ liệu có sẵn hoặc tạo một dữ liệu mới bằng cách nhấp vào tạo nguồn. Chú ý bạn nên sử dụng nguồn dữ liệu từ Google Analytics đi kèm với sản phẩm. Về sau khi có nhiều nguồn dữ liệu, bạn có thể dùng thanh tìm kiếm để tìm một nguồn cụ thể.
Khi đã thêm nguồn dữ liệu, bạn có thể bắt đầu trực quan hóa dữ liệu của mình. Bạn sử dụng biểu đồ chuỗi thời gian rồi sau đó vẽ nơi biểu đồ xuất hiện. Data Studio tự động chọn thời gian và số liệu sử dụng trong biểu đồ này. Bạn có thể thay đổi tùy chọn các dữ liệu, thêm kiểu và màu cho đối tượng được chọn. Và thế là bạn đã hoàn thành trực quan hóa Data Studio đầu tiên cho mình.
Tiếp theo, bạn sẽ chọn thẻ điểm. Nó sẽ hiển thị giá trị tổng hợp cho giá trị mà bạn chọn cũng có thể thay đổi số liệu này ở các cột bên phải.
Bạn có thể sử dụng công cụ hình chữ nhật cho banner và công cụ văn bản cho tiêu đề. Dât Studio cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn để khiến các báo cáo trở nên hấp dẫn hơn.
Trên thanh Menu Sắp xếp cho phép bạn căn chỉnh các thành phần, nhóm chúng và ngăn chặn việc trùng nhau
Để xem báo cáo theo cách mà mọi ngườ nhìn thấy, bạn nhấp vào biểu tượng XEM ở thanh trên cùng bên phải rồi nhấp vào chuyển đổi chỉnh sửa.
Bạn có thể chia sẻ với đồng đội của mình bằng cách nhập địa chỉ email của họ vào trường People. Bạn cũng có thể chia sẻ báo cáo này với Google Group. Khi chia sẻ báo cáo với người khác, bạn có 2 tùy chọn đó là để họ xem báo cáo hoặc chỉnh sửa báo cáo. Sau khi chọn tùy chọn, lời mời cộng tác của bạn sẽ gửi đến email của họ trong giây lát. Khi họ truy cập bào báo cáo, bạn sẽ thấy hình ảnh hồ sơ Google của họ xuất hiện trên thanh công cụ Google
Tóm lại để có thể tạo được một bảng báo cáo bài bản các bước và thống kê số liệu qua dữ liệu chuẩn xác không phải au cũng làm được. Có thể công cụ đã có sẵn nhưng bạn thiếu kỹ năng chuyên môn để thực hiện nó tốt nhất.
Các chủ đề mà bạn có thể xem thêm:
- Content Marketing
- SEO Offpage
- Hoạt động Đào tạo SEO
Chuỗi kiến thức tại Website tranminhnhanchinh.com được định hướng:
- TÍNH THỰC TIỄN: Khóa học tập trung giải quyết vướng mắc của bạn. Giải thoát bạn khỏi những chỗ ngứa lâu năm
- TÍNH HIỆN ĐẠI: Kiến thức toàn được cập nhật mới nhất để đáp ứng kịp thời với thời đại kỷ nguyên số 4.0
- TÍNH TOÀN DIỆN: Tất tần tật các kiến thức về xây dựng website, tạo content mới lạ và sở hữu kỹ năng sử dụng các công cụ thành thạo
- TÍNH HẤP DẪN: Khóa học không chỉ chất mà lượng kiến thức đem đến nhiều nhất #1 về Digital Marketing mà bạn từng học.