Tổng Hợp Mọi Kiến Thức Về Phần Cứng Máy Tính Từ A – Z

Một chiếc máy vi tính được cấu tạo bởi rất nhiều phần cứng. Mỗi một phần cứng lại có một nhiệm vụ khác nhau. Vậy các bạn có biết những phần cứng máy tính cơ bản nhất bao gồm những gì và chức năng ra sao chưa? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

phan-cung-may-tinh-la-gi

1. Phần cứng máy tính là gì?

Với những người không am hiểu nhiều về máy tính họ có thể biết máy tính là gì nhưng lại thường không hiểu rõ phần cứng là gì. Phần cứng máy tính trong tiếng Anh gọi là Hardware. Đó là những bộ phận mà chúng ta có thể nhìn, cầm, sờ thấy được. Các phần cứng máy tính cơ bản là chuột, bàn phím, màn hình, RAM, CPU,… Các phần cứng này được sản xuất bởi các công ty máy tính hoặc linh kiện máy tính.

phan-cung-may-tinh

2. Cấu hình máy tính là gì?

Đây là một câu hỏi mà khá nhiều người đang sử dụng máy tính không hề biết. Vậy bạn có biết cấu hình máy tính là gì? Cấu hình máy tính là các thông số của những linh kiện được cấu thành nên máy tính. Tuy nhiên, cũng cần phải xét đến cả độ tương thích và độ mạnh yếu của chúng nữa.

cach-kiem-tra-cau-hinh-may-tinh

3. Phần cứng máy tính gồm những gì?

Có rất nhiều các phần cứng máy tính. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về phần cứng máy tính cơ bản và quan trọng nhất đối với một chiếc máy tính.

3.1. CPU (Central Processing Unit – Bộ xử lý trung tâm)

CPU được gọi là bộ xử lý trung tâm, viết tắt của từ tiếng Anh Central Processing Unit. Đây là một phần cứng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó có nhiệm vụ xử lý các dữ liệu/tác vụ của máy tính và là trung tâm điều khiển các thiết bị đầu vào, đầu ra của máy tính.

Ở Việt Nam có khá nhiều người hiểu sai về CPU. Họ cho rằng CPU là thùng của máy tính để bàn truyền thống. Tuy nhiên, thực chất nó là chỉ là một tấm mạch nhỏ. Ở bên trong CPU là một tấm wafer silicon được bọc trong một con chip làm bằng gốm, gắn vào bảng mạch.

Để đo tốc độ của CPU người ta sử dụng 2 đơn vị đo lường là Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz). Giá trị của các đơn vị này càng lớn thì tốc độ CPU lại càng cao.

cpu-insocket

3.2. Bo mạch chủ (mainboard/motherboard)

Một phần cứng nữa mà khi tìm hiểu về máy tính chúng ta cần biết đó là bo mạch chủ. Đây chính là bảng mạch chính của máy tính. Chúng có cấu trúc lớn nhất trong cấu trúc máy tính. Vai trò của bo mạch chủ chính là trung gian giao tiếp, gắn kết các thiết bị với nhau. Tuy nhiên, bo mạch chủ cũng có khá nhiều kích cỡ, phổ biến nhất là:

– Bo mạch chuẩn ATX: Kích thước 305 x 244mm, có chứa card đồ họa, âm thành, kết nối LAN và wifi tích hợp, thích hợp sử dụng cho thùng máy cỡ trung như máy tính bàn có thùng máy lớn

– Bo mạch chuẩn micro-ATX: Kích thước lớn nhất là 244 x 244mm, chứa 4 khe cắm RAM, 4 khe cắm mở rộng, thích hợp sử dụng cho thùng máy cỡ nhỏ

– Bo mạch mini-ITX: Kích thước 170x170mmm, chứa 1 khe cắm mở rộng, 2 khe cắm RAM, thích hợp sử dụng cho hệ thống giải trí đa phương tiện tại gia

bo-mach-chu-mainboard-esonic

3.3. Bộ nhớ RAM

Bộ nhớ RAM là gì là một trong những điều cơ bản về máy tính mà các bạn phải biết. Đây là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Chúng có nhiệm vụ tạo ra một không gian nhớ tạm để cho máy tính hoạt động. Do là bộ nhớ tạm nên sau khi tắt máy tính thì RAM sẽ không còn nhớ được những dữ liệu gì đã ghi trên đó.

Bộ nhớ RAM càng nhiều thì máy tính của bạn lại hoạt động càng nhanh. Cùng một lúc các bạn có thể mở nhiều ứng dụng mà không lo máy tính bị chậm. Người ta thường đo dung lượng của bộ nhớ RAM bằng Gigabyte (GB). Thông thường, RAM máy tính thường là loại 2 – 4GB, cũng có loại 16GB hoặc cao hơn.

Hình dáng của RAM là những thanh wafer silicon mỏng và được bọc trong chip gốm. Khi sử dụng chúng được gắn vào bảng mạch.

ram-la-gi

3.4. Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive – HDD)

Phần cứng máy tính tiếp theo mà chúng tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu đó là ổ đĩa cứng HDD. Đây là bộ nhớ lưu trữ chính trên máy tính. Chúng có thể lưu trữ hệ điều hành, phần mềm cùng tất cả những dữ liệu mà người dùng máy tính đã tạo ra. Khác với RAM, cho dù các bạn tắt máy tính dữ liệu vẫn được lưu trên HDD.

Người ta cũng sử dụng đơn vị Gigabyte (GB) để đo dung lượng của ổ đĩa cứng HDD. Thông thường, chúng có dung lượng là 500GB hoặc 1.000GB (1 Terabyte) và cũng có thể hơn. Các loại ổ đĩa cứng HDD được bán hiện nay chủ yếu là loại truyền thống, tức là loại sử dụng đĩa kim loại để lưu dữ liệu bằng từ tính.

Tuy nhiên, ngày nay loại ổ đĩa cứng rắn SSD lại đang được sử dụng phổ biến hơn bởi chúng có tốc độ đọc, ghi nhanh hơn, độ tin cậy cao hơn và hoạt động cũng yên tĩnh hơn nhưng giá thành khá cao.

o-cung-hhd

3.5. Ổ đĩa quang (CD, DVD)

Muốn máy tính có thể đọc được CD hay DVD thì máy tính đó cần phải có ổ đĩa quang. Chúng đọc CD, DVD bằng cách chiếu ánh sáng laser lên bề mặt đĩa. Khi các ánh sáng này phản xạ lại sẽ được thu vào đầu thu và giải mã thành các tín hiệu.

Phần lớn máy tính case hoặc máy tính xách tay đều có trang bị ổ đĩa quang, trừ những máy tính quá mỏng nhẹ. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet như hiện nay, ổ đĩa quang đã dần trở nên không cần thiết nữa.

O-dia-quang

3.6. Card đồ họa

Khi tìm hiểu về phần cứng máy tính chắc chắn không thể nào bỏ qua được card đồ họa. Nhiệm vụ của card đồ họa trong máy tính là xử lý các thông tin về hình ảnh. Bo mạch đồ họa sẽ được kết nối trực tiếp cùng màn hình máy tính và xử lý các tác vụ đồ họa, lưu trữ những kết quả tính toán tạm thời. Các bo mạch đồ họa sẽ có bộ nhớ riêng hoặc là trong phần bộ nhớ chung của hệ thống có một phần riêng dành cho chúng. Cũng có những trường hợp bộ nhớ đồ họa được cấp phát với dung lượng thay đổi từ bộ nhớ hệ thống.

Độ phân giải tối đa, tần số làm tươi, độ sâu màu phụ thuộc vào dung lượng của bộ nhớ đồ họa. Dung lượng càng cao thì chất lượng hình ảnh càng tốt. Đó là lý do tại sao khu mua bo mạch đồ họa lại cần chú ý tới thông số dung lượng.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây người ta bắt đầu sử dụng thuật ngữ GPU – Graphics Processing Unit để thay thế cho card đồ họa. GPU được biết đến là một bộ vi xử lý chuyên dụng, chúng có thể giúp tăng tốc, xử lý đồ họa thay cho CPU. So với sử dụng bo mạch đồ họa tích hợp trong CPU thì GPU có tốc độ nhanh hơn nhiều lần bởi chúng có thể tiếp nhận hàng ngàn luồng dữ liệu cùng lúc.

card-do-hoa

3.7. Card âm thanh (Audio card)

Phần cứng máy tính gồm những gì, có bao gồm card âm thanh không? Câu trả lời chắc chắn là có. Đây là một phần cứng cho phép mở rộng các chức năng về âm thanh trên máy tính. Nhờ vào sự hỗ trợ của các phần mềm, card âm thanh ghi lại âm thanh hoặc xuất ra âm thanh bằng các thiết bị chuyên dụng khác.

Trước đây, để có thể chuyển đổi tín hiệu âm thanh ra loa, tai nghe thì cần phải có một bo mạch âm thanh riêng. Tuy nhiên, ngày nay, nhờ vào bộ chip của bo mạch âm thanh tích hợp sẵn nên đã không còn cần tới những bo mạch rời nữa.

card-am-thanh-1

3.8. Card mạng (Network card)

Chức năng của card mạng là để kết nối nhiều máy tính lại tạo thành một mạng máy tính. Khi sử dụng máy tính, các bạn muốn kết nối internet thì cần phải có card mạng và hầu hết những chiếc máy tính ngày nay đều được tích hợp ít nhất là một chiếc card mạng LAN. Trong trường hợp card mạng tích hợp bị hỏng các bạn có thể thay thế bằng card mạng rời.

Nếu các bạn sử dụng kết nối có dây thì phải kết nối cáp mạng từ máy tính đến Router. Nếu dùng card mạng Wifi thì máy tính phải kết nối đến bộ định tuyến hoặc điểm truy cập không dây bằng sóng radio hay chính là Wifi.

Network_card

3.9. Bộ nguồn (Power Supply Unit – PSU)

Chức năng của bộ nguồn chính là cung cấp điện năng đến toàn bộ các linh kiện máy tính được lắp đặt trong case máy tính. Không chỉ có các thiết bị chính mà nguồn máy tính cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định của máy tính.

Khi nguồn máy tính kém, không thể cung cấp đủ công suất, hoạt động thiếu ổn định cũng sẽ khiến cho hệ thống máy tính mất ổn định theo và các thiết bị máy tính có thể giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng.

nguon-hunkey-ben

3.10. Màn hình máy tính (Monitor)

Màn hình máy tính chính là cổng giao tiếp giữa con người với máy tính. Với máy tính PC thì màn hình là thiết bị rời, còn với máy tính xách tay nó là một thiết bị gắn liền.

man-hinh-may-tinh

3.11. Bàn phím (Keyboard)

Phần cứng máy tính tiếp theo chính là bàn phím máy tính. Chúng đóng vai trò là cổng giao tiếp giữa con người với máy tính, cho phép con người nhập các dữ liệu vào máy. Cũng như màn hình, nếu là máy PC thì bàn phím là bộ phận tách rời còn với máy tính xách tay nó là bộ phận được gắn liền.

ban_phim_laptop

3.12. Chuột (Mouse)

Chuột được người dùng sử dụng để giao tiếp, điều khiển, ra lệnh cho máy tính. Để sử dụng máy tính cần phải có màn hình máy tính để có thể quan sát chuột đang hoạt động như thế nào.

chuot_genius

3.13. Thùng máy (Case)

Case máy tính là gì là câu hỏi mà khá nhiều bạn không biết hoặc bị nhầm lẫn trong khái niệm. Thực chất, chúng là một hộp làm bằng kim loại. Bên trong case có chứa bo mạch chủ cùng rất nhiều thiết bị, linh kiện khác.

thung-may-case-cm-mastercase

3.14. Quạt tản nhiệt

Quạt tản nhiệt là một thiết bị được sử dụng để làm mát các linh kiện máy tính. Khi máy tính hoạt động, nhiệt độ các linh kiện tăng lên có thể khiến chúng hoạt động không ổn định, dẫn đến treo máy hoặc hư hỏng linh kiện.

quat-tan-nhiet

3.15. Máy in

Phần cứng máy tính cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu đó là máy in. Chúng được sử dụng để thể hiện các nội dung được soạn thảo hay thiết kế sẵn ra giấy. Chúng là bộ phận tách rời với máy tính, có hay không cũng không ảnh hưởng tới hoạt động của máy tính.

may-in

Trên đây là những điều cơ bản về máy tính cùng các thiết bị phần cứng của máy tính mà bạn có thể sờ, cầm, nắm được. Khi những thiết bị này gặp vấn đề có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính cùng sự trải nghiệm của người dùng.

You might like

About the Author: suynghitichcuc2019

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *